Trước đây khi thi công xây dựng thì hầu như đều sử dụng kết cấu khung bê tông cốt thép và tường gạch chịu lực. Hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu nhẹ đang được khuyến khích phát triển rộng rãi trong ngành xây dựng hiện đại. Và một trong số đó chính là bê tông nhẹ. Vậy bạn đã biết những gì về sàn bê tông nhẹ. Tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết này nhé!

1. Một số thông tin về bê tông nhẹ

Sàn bê tông nhẹ là một cấu trúc bê tông đồng nhất được tạo nên bởi vô số những lỗ nhỏ li ti dạng tổ ong. Các lỗ được kết nối với nhau bằng bê tông xi măng.

Do kết cấu có nhiều lỗ rỗng, làm giảm thể tích chiếm chỗ của cốt liệu nên loại bê tông này có thể nổi trên mặt nước. Người ta còn có cách gọi khác là bê tông siêu nhẹ.

Với công thức chế tạo đặc biệt thì loại bê tông này có cường độ khá cao (đến 40Mpa) trong điều kiện thi công bình thường và cao hơn khi kết hợp với loại vữa xây dựng chuyên dùng. Kết hợp giữa khối lượng nhẹ và cường độ cao thì bê tông nhẹ giúp giảm tải trọng của bản thân công trình một cách đáng kể.

2. Phân loại

Có nhiều cách để phân loại bê tông nhẹ, bên dưới đây là một số cách cơ bản bạn có thể tham khảo:

Phân loại theo cố liệu– Bê tông cốt liệu rỗng
– Bê tông cốt liệu đặc
– Bê tông cốt liệu đặc biệt
Phân theo theo chất kết dính– Bê tông dùng dạng cốt dính đặc biệt
– Bê tông dùng dạng cốt dính hỗn hợp
– Bê tông dạng xi măng, thạch cao, polime hay silicat
Theo khối lượng thể tích– Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3
– Bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3 – 2.500kg/m3
– Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3 – 2.200kg/m3
– Bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3 – 1.800kg/m3
– Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3

3. Có nên sử dụng bê tông nhẹ không?

Khả năng cách âm tốt                                        

Khả năng cách âm có được nhờ vào cấu trúc bọt khí và hấp thụ âm thanh tốt. Âm thanh từ bên ngoài vào bên trong hay từ bên trong đi ra đều phải chuyển động theo đường zic zac. Sóng âm sẽ chia nhỏ dần tại các đường gãy và giảm thiểu tối đa âm thanh khi xuyên qua tường, trần, sàn.

Khả năng cách âm sẽ mang đến sự thoải mái, riêng tư trong các căn phòng. Mọi hoạt động sẽ được thoải mái và riêng tư hơn.

Những lúc thư giãn, bạn sẽ không phải bận tâm về những âm thanh bê ngoài sẽ làm ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi của mình.

Khả năng cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng

Bê tông nhẹ có hệ số dẫn nhiệt rất thấp. Nó giúp căn phòng được cách nhiệt tốt với môi trường nên sẽ tạo ra hiệu ứng đông ấm, hè mát.

Kết cấu bê tông nhẹ còn không thay đổi gặp điều kiện lạnh đột ngột và cũng chịu được mức nhiệt đến 1200 độ C của một đám cháy thông thường.

Trọng lượng nhẹ độ bền cao

Đây chắc chắn là ưu điểm lớn được tất cả mọi người công nhận. Các công trình xây dựng cao tầng hoặc xây nhà trên nền đất yếu cần phải đầu tư thi công móng thật chắc chắn. Một phương án được đưa ra để giảm áp lực tải trọng lên kết cấu móng là sử dụng các loại vật liệu nhẹ, trong đó có sàn bê tông siêu nhẹ.

> Kết cấu bê tông nhẹ có tải trọng chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với các loại gạch đất nung.

> Nhẹ chỉ bằng 1/4 so với thi công bằng bê tông cốt thép thông thường.

> Độ bền vững theo thời gian với cường độ chịu lực ổn định và chịu nén tốt, đây là xu hướng vật liệu không nên bỏ qua.

Thời gian thi công ngắn

Thời gian hoàn thiện công trình được rút ngắn đáng kể bởi trong quá trình thi công chủ yếu là các công tác lắp ghép không đòi hỏi thợ thi công có chuyên môn tay nghề quá cao.

Các sản phẩm hoàn thiện có thể sử dụng được ngay mà không cần chờ khô hay bảo dưỡng như các kết cấu truyền thống. Trung bình một tầng nhà có thể tiết kiệm được tối thiểu khoảng 12 ngày

Tiết kiệm chi phí

Nhờ thời gian thi công được rút gọn, công trình sẽ hoàn thiện trong thời gian ngắn hơn. Từ đó sẽ tối ưu được nhân công và giảm một số chi phí phát sinh.

Đồng thời, các kết cấu xi măng cemboard thường đi cùng với kiểu nhà khung thép hoặc nhà lắp ghép. Đây là phương án thi công xây dựng đảm bảo đủ các tiêu chí: nhanh – rẻ – đẹp.