Tang lễ Phật giáo bao gồm nhiều nghi thức khác nhau, các nghi thức cổ lệ đề cao hiếu hạnh của con người như: nghi thức nhập liệm, trang trí linh đường, tổ chức khách viếng, nghi thức đọc điếu văn và bái quan, động quan, đi quan, đưa về nơi an nghỉ.
1. Ý nghĩa
Theo Phật giáo, chết không phải là sự chấm dứt. Cái chết trong quan niệm Phật giáo chỉ là sự chuyển đổi được ví như một biến cố trên dòng chảy của cuộc đời. Chính vì thế, các nghi thức tổ chức Tang lễ Phật Giáo đều hướng đến mục đích cầu cho linh hồn người chết được siêu sinh, bắt đầu sự sống mới.
2. Quy trình thực hiện
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, các dịch vụ tang lễ sẽ luôn mang đến dịch vụ tư vấn và tổ chức tang lễ theo đúng phong tục, nghi thức Phật giáo.
Bước 1. Tiếp nhận thông tin
Sau khi nhận được thông tin từ khách hàng, các cơ sở dịch vụ cùng đội ngũ nhân viên sẽ có mặt để tư vấn, hỗ trợ Quý vị tổ chức tang lễ một cách chu toàn nhất.
Bước 2: Nghi thức hộ niệm
Vào thời khắc lâm chung, tiến hành hộ niệm giúp người thân có được chánh niệm, nhớ về niệm Phật. Từ đó vững lòng và gieo mong ước nguyện sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Hộ niệm là nghi thức quan trọng, vừa giúp không gian tang lễ thêm ấm cúng, an ủi gia quyến, vừa giúp người đã khuất thêm an lạc trên hành trình về cõi vĩnh hằng.
Bước 3: Công tác chuẩn bị
Sau khi thống nhất các quy trình tổ chức tang lễ theo nghi thức tang lễ Phật giáo, bộ phận tổ chức tang lễ sẽ có mặt trong 30 phút và triển khai công tác thực hiện.
Bước 4: Tổ chức lễ tang
– Khu vực đón tiếp khách: Nhân viên chuẩn bị rạp che, bàn ghế, đèn chiếu sáng, quạt, bánh kẹo, hạt dưa, nước uống.
– Trang trí linh đường: Nhân viên trang trí khu vực tang lễ, trang trí bàn phật, hoa nắp quan tài.
Trang trí linh đường trong tang lễ Phật giáo– Tổ chức khách viếng: Nhân viên đón, hướng dẫn và đốt hương cho khách viếng, sắp xếp cho các đoàn viếng theo thứ tự trong chương trình và phiếu đăng ký.
Bước 5: Nghi thức phát tang
Nghi lễ phát tang bao gồm: Khai kinh bạch Phật – Trị quan nhập liệm – Thỉnh linh phục hồn
- Khai kinh bạch Phật: Sau khi Phật tử qua đời, người thân thiết bàn Phật. Sau đó nghiêm trang khấn nguyện.
- Trị quan nhập liệm (nghi thức nhập quan): Thân thể người mất được tẩy tịnh kỹ lưỡng bằng nước Cam lồ với ý nghĩa rửa sạch ô uế. Đồng thời nghi thức này cũng nhằm mục đích mời những chúng sinh ẩn trú trong áo quan chui ra.
- Phục hồn, thành phục: Thiết bàn linh, thỉnh linh an vi, tang quyến mặc đồ tang. Nghi thức này thể hiện ý niệm hiếu thảo của con cháu qua việc để tang, cúng cơm.
Bước 6: Nghi thức cầu siêu
Nghi lễ cầu siêu gồm các bước như: Sái tịnh – Thỉnh linh quy y
- Sái tịnh: Gia trì sư tiến hành làm phép tẩy tịnh quan tài với ý nghĩa rửa sạch trần lao, nhắc nhở hương linh sanh tử chỉ là giả tướng, không nên lưu luyến cõi trần nữa.
- Thỉnh linh quy y: Thỉnh linh ảnh, bát nhang qua bàn Phật đảnh lễ và quy y, hoàn cựu sở, thuyết linh nhiễu quan.
Bước 7: Nghi thức đọc điếu văn và bái quan
Đại diện gia đình đọc điếu văn lời cảm tạ. Khi được phép của gia chủ, người chấp hiệu sẽ điều khiển nhân viên hành lễ thực hiện nghi thức bái quan.
Bước 8: Động quan, di quan
Tang chủ cử người rước ảnh vong, hoa, trướng đứng vào vị trí. Sau đó nhận và di chuyển ra xe, buổi lễ tang kết thúc.
Bước 9: Đưa về nơi an nghỉ
Xe tang lễ di chuyển linh cửu đến vị trí mộ huyệt để chôn cất hoặc hỏa táng.