Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến và không còn xa lạ ở cả người cao tuổi và người trẻ hiện nay. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và có thể gây tàn phế suốt đời. Chính vì biết đến tầm nguy hiểm và nghiêm trọng đó hôm nay hãy theo dõi hêt bài viết này cùng chúng tôi nhé!

1. Bạn cần biết “Thoái hoá khớp gối” là bệnh như thế nào?

Biểu hiện mới xuất hiện với tình trạng đau khớp gối nhẹ do sụn ở giữa xương đầu gối có dấu hiệu hư hỏng. Ở thời điểm này, người bệnh chưa phát hiện và biểu hiện bệnh chưa rõ ràng nên rất nhiều người chủ quan, dẫn đến thoái hóa khớp gối phát triển nhanh chóng, nghiêm trọng hơn.

Các biểu hiện của bệnh nhân là cảm thấy đau khi đi bộ, ngồi, cúi người và tình trạng đau ngày càng tăng. Ở thời điểm chuyển nặng, sụn bị tổn thương kèm những cơn đau kéo dài, khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển.

– Biểu hiện ban đầu: đau khi vận động quá mức, không đúng tư thế, chưa tổn thương sụn khớp. Chỉ cần uống thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng, thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động tư thế xấu…
– Biểu hiện tiếp theo: có hẹp khe khớp và có chồi xương nhỏ. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh tăng cân, tránh hoạt động tư thế xấu, thể dục nhẹ nhàng, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, thức phẩm chức năng hỗ trợ.
– Biểu hiện nặng dần: đau nhiều khi đi lại khe khớp hẹp và nhiều chồi xương, cứng khớp vào buổi sáng, thuốc điều trị như giai đoạn 2. Có thể chích Acid Hyaluronic, bơm tế bào gốc, nội soi cắt lọc bơm rửa khớp, cắt xương chỉnh trục…
– Bệnh trở nặng: khớp gối biến dạng, nhiều gai xương và đặc xương dưới sụn, đi mất vững và đau. Điều trị hiệu quả nhất là thay khớp gối nhân tạo.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối

– Tuổi tác: Thường là nguyên nhân phổ biến nhất, ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.


– Cân nặng – công việc: Đây cũng là nguyên nhân làm thoái hóa khớp gối nhanh hơn. Vì khớp gối chịu áp lực mạnh nhất từ trọng lượng cơ thể, đặc biệt những người làm công việc chân tay, đứng lâu, khuân vác nặng, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều cũng là nguyên nhân làm khớp gối thoái hóa nhanh hơn.
– Chấn thương: do va chạm, ngã, tai nạn… là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm.
– Ngoài ra, việc sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

3. Các dấu hiệu rõ ràng của “Thoái hoá khớp gối”

– Đau nhức: Đau ở nhiều mức độ tùy mức độ nặng của bệnh; có thể đau âm ỉ tại khớp gối, và đau nặng hơn mỗi khi di chuyển hoặc vận động.
– Tiếng kêu ở trong khớp: Khi co duỗi chân sẽ phát ra tiếng lạo xạo ở khớp gối.
– Cứng khớp: khi thức dậy buổi sáng thấy cứng khớp, không thể cử động, co duỗi chân bình thường được mà phải đợi 10-20 phút để khớp giãn ra.
– Sưng tấy, khó vận động: thường ở giai đoạn bệnh tiến triển, khớp gối bị sưng tấy, cứng cơ, khó co duỗi gây khó khăn cho việc vận động, đi lại.
– Bị teo ổ khớp, biến dạng: Đây là dấu hiệu viêm khớp gối ở giai đoạn nặng, thời điểm này sụn khớp đã tổn thương nghiêm trọng.

4. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Đây là phương pháp áp dụng tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân (lấy mô mỡ của chính người bệnh để tách chiết lấy tế bào gốc) hoặc được sản xuất hàng loạt dưới dạng thuốc tế bào gốc sau đó tiêm vào khớp gối nhằm điều trị thoái hóa khớp. Tế bào gốc cơ xương khớp – giúp hoạt hóa, đồng thời hỗ trợ các tế bào khác hoạt động.

Sử dụng tế bào gốc vào chữa trị bệnh thoái hoá khớp gối mang lại hiệu quả như thế nào?

– Ít xâm lấn, không có nguy cơ nhiễm trùng do phẫu thuật
– Ít có tác dụng phụ
– Bệnh nhân chỉ bị đau một ít trong quá trình trị liệu so với các phương pháp phẫu thuật khác
– Không để lại di chứng hoặc xảy ra biến chứng cho người bệnh
– Khả năng thành công, phục hồi nhanh
– Hiệu quả kéo dài từ 3 – 5 năm với mỗi lần tiêm tế bào gốc
– Không để lại sẹo xấu
– Giảm nguy cơ thay khớp gối nhân tạo