Xi mạ chân không là công nghệ xi mạ lắng đọng hơi vật lý trong môi trường chân không được sử dụng để sản xuất màng mỏng và lớp phủ. Đây cũng là một công nghệ xi mạ được ứng dụng khá phổ biến trong công nghiệp hiện nay. Bài viết dưới đây của công ty Khải Hoàn sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về công nghệ xi mạ này.

Công nghệ xi mạ chân không

Trong quá trình xi mạ chân không thì mật độ dòng điện cao sẽ hình thành trên bề mặt vật liệu làm bay hơi nhanh chóng các ion kim loại. Khi đó, những ion kim loại này sẽ di chuyển đến bề mặt vật liệu xi mạ trong môi trường chân không và trộn với các loại khí phản ứng để hình thành một lớp xi mạ mỏng trên bề mặt vật liệu xi mạ. Trong đó, quá trình ion sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của màng xi mạ và độ bám dính của hóa chất. Vì vậy, trong quá trình mạ bạn cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc để đảm bảo có được sản phẩm mạ chất lượng.

Để quá trình xi mạ chân không đạt hiệu quả thì trong quá trình xi mạ cần phải đảm bảo được các vấn đề như: vật liệu nguồn bia, nhiệt độ, điện thế, khi phản ứng nito, buồng chân không phải được hút sạch khí và nung nóng từ 100-600 độ C. Đồng thời, một lượng khí nhỏ phun vào bồn cũng phải đảm bảo chính xác. Tùy vào vật liệu xi mạ và khí phản ứng khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm xi mạ chân không có chất lượng và tính chất khác nhau. Tìm hiểu thêm về phương pháp xi mạ chân không tại cơ sở xi mạ uy tín hàng đầu tại TP HCM.

Xi mạ chân không có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm của xi mạ chân không:

+ Ưu điểm của lớp phủ là sản phẩm mạ có độ cứng cao, chống ăn mòn tốt so với những công nghệ mạ điện khác. Các sản phẩm xi mạ PVD đảm bảo độ bền cao và hầu như không cần lớp phủ nào khác.

+ Trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 200-450 độ C, công nghệ mạ chân không cũng đảm bảo được chất lượng và tạo ra được các sản phẩm mạ như: nhựa dẻo, thủy tinh, ceramic.

+ Công nghệ xi mạ chân không có thể áp dụng cho hầu hết các vật liệu xi mạ khác nhau, kẻ cả một số vật liệu hữu cơ.

+ Đảm bảo được tính thân thiện với môi trường do không thải ra chất động trong quá trình xi mạ như những loại hình xi mạ khác.

+ Bạn có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để tạo ra lớp mạ nhất định.

Nhược điểm xi mạ chân không:

Quy trình mạ chân không là rất khó can thiệp trong lúc thực hiện bởi các nguyên tử sẽ bay hỗn loạn không kiểm soát trong lồng chân không. Chính vì vậy, khi mạ thường là bao phủ toàn bộ vật thể, không thể mạ tách riêng đường nét theo ý muốn. Quy trình thực hiện xi mạ tương đối phức tạp, vì vậy nhân viên kỹ thuật xi mạ phải đảm bảo tay nghề vững chắc để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.

Nhược điểm thứ hai của mạ chân không là máy móc đầu tư ban đầu rất lớn, chỉ áp dụng cho các đơn vị sản xuất công nghiệp hàng loạt, quy mô hàng hóa nhiều. Đây là công nghệ chủ yếu áp dụng cho hàng hóa công nghiệp và không thể áp dụng trong ngành trang sức, bởi nguyên nhân từ màu sắc của các kim loại mạ phủ trong lồng chân không không thể đạt tới giá trị thẩm mỹ cao như các kim loại quý như Au, Platin, Rhodi.

Liên hệ ngay cơ sở xi mạ Khải Hoàn với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ gia công xi mạ chân không tại TP HCM. 

Địa chỉ: Số 3 Đường Tân Thới Nhất 17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12 (dưới cầu Tham Lương 2)

Điện thoại: (028) 2215 4228.

Fax: (028) 2253 7908.

Hotline – Zalo: 0937 953 103.